Chiến tranh Việt Nam có phải cuộc nội chiến Bắc Nam hay không ?

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, cuộc chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến Bắc Nam, sau đây là tập hợp một số giải đáp câu hỏi liên quan đến vấn đề nội chiến Bắc Nam. Chiến tranh Việt Nam có phải là Nội Chiến.



Có 4 tên gọi thường gặp: 

- Vietnam war (phổ biến nhất).

 - Kháng chiến chống Mỹ (tiếng Việt). Dịch ra tiếng Anh là Resistance War Against America, thỉnh thoảng người Mỹ dịch tắt thành “American War”.

 - Chiến tranh Đông Dương lần 2 (Second Indochina War)


Chiến tranh Việt Nam có phải cuộc nội chiến Bắc Nam hay không ?


Hỏi, trong chiến tranh Việt Nam có thể dựa vào lực lượng bên ngoài bên trong để phân biệt nội chiến hay không ?


Vai trò quyết định trên chiến trường. Nếu lực lượng chủ lực của 2 hay nhiều phe tham chiến là người trong quốc gia đó, vậy đây là cuộc nội chiến. Nếu có binh sĩ nước ngoài tham gia nhưng chỉ có vai trò hỗ trợ, đó vẫn là nội chiến (chẳng hạn như ở Nga năm 1917-1922 và Tây Ban Nha năm 1936-1939, hay dễ hình dung hơn là các cuộc chiến thời Trịnh-Nguyễn). Còn nếu chủ lực một phe hoàn toàn là một hay nhiều đội quân nước ngoài, vậy thì cuộc xung đột vũ trang đó không phải nội chiến nữa.



Trong chiến tranh trước năm 1975 ở Việt Nam. Việt Nam dân chủ cộng hòa và Mỹ là 2 lực lượng chính, còn lại đóng vai trò hỗ trợ.




* Hỏi: Quân lực Việt Nam Cộng Hòa có hơn 1 triệu lính đấy, Mỹ và đồng minh cao nhất cũng hơn 60 vạn quân thôi?


Đáp: Trong chiến tranh quân số là 1 ưu thế, nhưng không phải yếu tố quyết định. Người Mỹ đưa lực lượng viễn chinh vào chính vì họ nhận thấy quân đội VNCH không thể tự mình chống lại “Việt Cộng”. Không chỉ cung cấp 100% vũ khí và đào tạo cho VNCH, lính Mỹ trực tiếp tham gia ở tất cả các mặt trận trong chiến tranh Việt Nam (6,5 triệu lượt người được luân chuyển).




Năm 1968, mỗi ngày chi tiêu của quân Mỹ ở Việt Nam hết 100 triệu USD. Quân đội Mỹ có hỏa lực và trang bị vượt trội, lại có các vũ khí cấp chiến lược như tàu sân bay và máy bay ném bom B52 nên có thể khẳng định là chủ lực của một bên tham chiến. Giai đoạn Mỹ đưa quân vào (1965-1972) là giai đoạn ác liệt nhất, tổn thất các bên nặng nề nhất trong toàn bộ cuộc chiến này (ví dụ Mậu Thân 68, Xuân Hè 72).




* Hỏi: Nhưng năm 1973 quân Mỹ đã rút đi rồi, 2 năm sau đó toàn là người Việt đánh nhau?


Đáp: Có 2 vấn đề cần làm rõ ở đây.

Thứ nhất: khi xét bản chất 1 cuộc chiến không thể xắt nhỏ ra từng đoạn như vậy, người ta phải nghiên cứu liền mạch và tổng quát từ khi nó bắt đầu đến khi nó kết thúc hoàn toàn.

Thứ hai là người Mỹ rút lính đi nhưng vẫn để lại nhân viên tình báo (CIA), cố vấn quân sự dưới lốt dân sự và viện trợ vũ khí cho VNCH. Trong một bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tại đại học Tulane, bang New Orleans ngày 23/4/1975, tổng thống Ford lúc đó mới tuyên bố "Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam đã kết thúc" (The war in Vietnam, is finished as far as America is concerned).




* Hỏi: Có ví dụ nào tương tự chiến tranh VN để đối chiếu không?


Đáp: Có. Ngày chủ nhật 25 tháng 6 năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên tấn công xuống phía Nam, chỉ sau 3 ngày họ chiếm được thành phố Seoul. Giai đoạn này hoàn toàn là người Triều Tiên đánh nhau trên đất nhà mình và không hề có can thiệp bên ngoài. Tuy nhiên ngay sau đó Mỹ dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc và Trung Quốc dưới danh nghĩa Chí nguyện quân (quân tình nguyện) tham chiến (2 đạo quân này là chủ lực trên chiến trường). Ngày nay mọi nguồn tài liệu đều ghi tên chiến tranh Triều Tiên (Korean War) chứ không phải “Nội chiến Triều Tiên”. Có thể so sánh với tên gọi “Nội chiến Trung Quốc” (Chinese Civil War).


* Hỏi: Vậy sao người ta lại gọi đây là chiến tranh Việt Nam hay cuộc chiến ủy nhiệm của Chiến tranh Lạnh? Có mâu thuẫn gì với tên gọi “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” mà hiện Việt Nam đang dùng hay không? 


Đáp: Không. Họ nhìn theo quan điểm của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và theo sự kiện thuần túy. Đại khái là “Ở đây, thời kỳ này, có các phe ABC đánh nhau? OK chúng tôi sẽ ghi chép lại như vậy”. Việt Nam khi đó được coi là cùng phe với Liên Xô do thể chế XHCN, mặc dù các quyết định của Hà Nội là độc lập với Moskva.

Chẳng hạn thời Trần, chúng ta gọi là “Kháng chiến chống Nguyên Mông” nhưng tài liệu nước ngoài viết về nó dưới cái tên “Chiến tranh Việt-Mông Cổ” (Mongol-Vietnamese War) hoặc (Mongol invasions of Vietnam). Hay “Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại” là cách gọi của Liên Xô, còn lại phương Tây đều ghi là “Mặt trận phía Đông của thế chiến 2”. Nói cách khác, một cuộc chiến có thể tồn tại nhiều tên gọi tùy theo hướng mà người ta tiếp cận nó, nhưng chỉ tồn tại một bản chất mà thôi.



Người Mỹ đã tự vẽ ra thuyết domino chống cộng sản, tự cho mình quyền can thiệp vào nội bộ các quốc gia mà họ thấy là có nguy cơ ngắn hoặc dài, đe dọa các lợi ích của nước Mỹ (dù nguy cơ này phần lớn là tưởng tượng).

Đối với đa số người Việt Nam thì việc quân đội nước ngoài tràn vào đất Việt, bắn giết dân Việt không bao giờ chấp nhận được, dù nấp dưới danh nghĩa nào đi chăng nữa. Ở miền Bắc lúc đó có những đơn vị cao xạ Trung Quốc, chuyên gia tên lửa Liên Xô, một số phi công Triều Tiên nhưng họ đánh nhau với không quân Mỹ chứ không phải dân Việt.


* Hỏi: Cuộc chiến 1954-1975 ở Việt Nam có phải là một cuộc nội chiến không?     


Đáp: Không. Hãy hỏi chính những người Mỹ. Họ ý thức rất rõ sự can dự của mình vào cuộc chiến này.

Kết luận: Cuộc chiến 1954-1975 không thể gọi là nội chiến. Người Mỹ đóng vai trò chủ chốt từ chính trị, trang thiết bị cho đến quân sự. Một số người của phía VNCH muốn gọi đây là cuộc nội chiến để chính thể họ có được danh chính ngôn thuận, tuy nhiên mong muốn của họ không thể đi ngược lại với những gì đã xảy ra trong lịch sử.

Post a Comment

Previous Post Next Post